HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÚI SƠ CỨU

Các vật dụng phổ biến trong túi sơ cứu và cách sử dụng

Băng thun

Có độ co dãn, dùng để băng bó tạo áp lực trong các trường hợp chảy máu; băng cố định nẹp trong trường hợp gãy xương v.v.

Gạc cuộn y tế

Không có độ co dãn dùng để băng bó tạo áp lực trong các trường hợp chảy máu; băng cố định nẹp trong trường hợp gãy xương v.v.

Băng tam giác

Dùng làm garo cầm máu; làm dây đeo trong trường hợp gãy tay, vai; dùng để cột cố định trong các trường hợp gãy xương v.v..

Băng cá nhân chữ H

Dùng để băng bó cầm máu nhỏ hoặc bảo vệ vùng da tổn thương ở ngón tay, ngón chân hoặc ở các vùng khác nếu cần.

Băng cá nhân lớn

Dùng để băng bó cầm máu nhỏ hoặc bảo vệ vùng da tổn thương bề mặt lớn.

Băng cá nhân size 1,9 x 7,2 cm

Dùng để băng bó cầm máu nhỏ hoặc bảo vệ vùng da tổn thương.

Băng cá nhân trẻ em

Dùng để băng bó cầm máu nhỏ hoặc bảo vệ vùng da tổn thương cho trẻ em.

Băng đầu ngón tay

Dùng để băng bó cầm máu nhỏ hoặc bảo vệ vùng da tổn thương ở ngón tay, ngón chân hoặc ở các vùng khác nếu cần.

Băng keo lụa

Dùng để dán cố định băng gạc

 

Băng thun 2 móc

Có độ co dãn, dùng để băng bó tạo áp lực trong các trường hợp chảy máu; băng cố định nẹp trong trường hợp gãy xương v.v.

Bông tẩm cồn

Dùng để sát khuẩn dụng cụ y tế. Dùng để lau xung quanh miệng vết thương, tuyệt đối KHÔNG dùng cồn trực tiếp lên miệng vết thương hở.

Bột pha nước muối

Dùng để pha thành nước muối loãng để rửa vết thương. Lưu ý: nên pha theo định lượng được ghi trên bao bì.

Chăn giữ nhiệt

Dùng che chắn cho người bị nạn trong trường hợp bị hạ thân nhiệt, ví dụ: mới từ dưới nước lên, nhiệt độ giảm đột ngột, v.v..

 

Gạc mắt

Dùng để che chắn bảo vệ vùng mắt khi bị tổn thương. Lưu ý: nên thấm ướt băng gạc để cấp ẩm thêm cho mắt bị tổn thương.

Gạc size 5 x 5 cm

Gạc đã được tiệt trùng, dùng để áp lên miệng vết thương trước khi băng bó cầm máu. Dùng để che chắn vết thương hở. Lưu ý nên thấm ướt băng gạc trước để tránh gạc dính vào vết thương hoặc máu thấm vào gạc.

Gạc size 7,5 x 7,5 cm

Gạc đã được tiệt trùng, dùng để áp lên miệng vết thương trước khi băng bó cầm máu. Dùng để che chắn vết thương hở. Lưu ý nên thấm ướt băng gạc trước để tránh gạc dính vào vết thương hoặc máu thấm vào gạc.

Gạc size 10 x 10 cm

Gạc đã được tiệt trùng, dùng để áp lên miệng vết thương trước khi băng bó cầm máu. Dùng để che chắn vết thương hở. Lưu ý nên thấm ướt băng gạc trước để tránh gạc dính vào vết thương hoặc máu thấm vào gạc.

Găng tay y tế

Người sơ cứu nên đeo găng tay để bảo vệ mình, tránh chạm vào dịch chất, máu… của người bị nạn.

Kéo

Dùng để cắt quần áo của người bị nạn giúp lộ rõ vết thương để việc sơ cứu thuận tiện hơn.

Mặt nạ CPR

Mặt nạ có van một chiều dùng trong thao tác thổi ngạt khi thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR). Mặt nạ giúp tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị nạn, tránh lây nhiễm chéo khi thực hiện sơ cứu.

 

Nẹp Sam splint

Dùng để cố định vùng bị gãy- rạn- nứt xương.

 

Nước muối sinh lý

Dùng để rửa vết thương hoặc làm mát vùng da bị phỏng.

Nhíp kim loại

Dùng để gắp bỏ các con ve hay các loại côn trùng chích người và các mảnh găm nhỏ

Túi chườm lạnh

Dùng để chườm lên vết thương để giảm đau và giảm chảy máu. Lưu ý: nên bọc túi chườm lạnh qua một lớp khăn trước, tránh chườm trực tiếp đá lạnh hoặc túi chườm lên vết thương.

 

Túi đựng thuốc

Dùng để đựng thuốc của các bệnh thông thường như sốt, giảm đau,… Lưu ý: trong sơ cấp cứu không được dùng thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau, vì sẽ làm che lấp đi các dấu hiệu của các tổn thương bên trong khác.

Túi rác

Dùng để đựng rác thải sau khi sơ cứu. Hoặc dung để che chắn vết bỏng lớn v.v..

Nhận thông tin hữu ích từ ứng dụng ? Đồng ý Từ chối